Thứ sáu, Tháng mười hai 27, 2024
Home Blog Page 4

VNZ quý 4/2022 – Ông trùm thị giá hay chiêu trò nhố nhăng

0

Ông vua thị giá, cổ phiếu có giá cao nhất lịch sử chứng khoán Việt Nam, V N Z.

Ngày 15/02/2023 cổ phiếu VNZ đã chạm mốc 1358700 đồng, cao chưa từng có, cao đến độ không ai dám mua vào mà vẫn lòi đâu ra 7000 kê mua trần. Vốn hóa đạt 39000 tỷ, ngang bằng với ngân hàng Tiên Phong, bảo hiểm Bảo Việt. P/B 8 lần và P/E đang âm vì lỗ chổng vó 860 tỷ.

Vậy VNZ là ai?

VNZ là công ty cổ phần VNG, chủ của Zalo, Zing, phát hành game Võ lâm truyền kỳ, Pubg Mobile, Gunny Mobile.

VNZ cũng đã có kế hoạch niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ với định giá mục tiêu từ 2 – 3 tỷ đô

Sở hữu nhiều cái tên đình đám nhưng VNZ liệu có xứng đáng với cái giá hơn củ 1 cổ không?

Cả chục năm nay, VNZ năm nào cũng lãi loanh quanh vài trăm tỷ, tăng giảm thất thường, năm nay thì lỗ luôn gần ngàn tỷ, bằng 2 năm trước cộng lại. Giả sử VNZ vẫn lãi đều đặn như các năm trước khoảng 500 tỷ, thì EPS chỉ đạt 15000. Đối với công ty công nghệ có thể chấp nhận mức P/E cao ngất ngưởng là 20 thì thị giá cũng chỉ đạt 300000 là cùng. Đây lại còn lỗ chổng vó giá hơn một củ.

Hay là VNZ có mảng kinh doanh nào tiềm năng? Cùng đi kiểm tra xem

VNZ đang kinh doanh 6 mảng bao gồm game, mạng xã hội, ứng dụng thanh toán, dịch vụ đám mây, trợ lý AI và nhận diện khuôn mặt.

Mảng game

VNZ từng phát hành nhiều game đình đám như Võ lâm truyền kỳ, Boom Online. Ngày đó giới trẻ chơi game như thiêu thân, cộng với năng lực hút máu vượt trội, VNZ kiếm được rất nhiều tiền. Mỗi VNZ năm thu về 500 tỷ trên tài sản 2000 tỷ, tỷ suất lên đến 25% rất đang nể.

Và tính đến thời điểm hiện tại VNZ đang có 2 game đình đám là PUBG Mobile và liên minh tốc chiến. Tuy nhiên, năng lực hút máu của VNZ đã giảm đi đáng kể do thị trường game đã hội nhập hơn, hình thức kiếm tiền từ game cũng đã khác trước rất nhiều.

Mảng mạng xã hội

Zalo đang là ứng dụng nhắn tin hàng đầu tại Việt Nam qua nhiều năm, tuy nhiên ở thị trường quốc tế thì zalo cũng ko được thịnh hành cho lắm.

Zing Mp3 thì ngày càng tệ do ko có bản quyền nhiều ca khúc hit. Giờ vào zing mp3 không biết bật gì để nghe

Mảng thanh toán

Zalo pay sinh sau đẻ muộn và dựa bóng zalo chat, tuy nhiên thị phần của zalo pay còn vô cùng khiêm tốn do những nên tảng đi trước như Momo đã được tích hợp nhiều và thuận tiện hơn.

Mảng dịch vụ đám mây, trợ lý AI và True ID

Các mảng này của VNZ cũng là một mảng đi sau và không quá nổi bật, gặp sự cạnh tranh rất lớn từ các đối thủ quốc tế.

Như vậy, các mảng kinh doanh của VNZ không còn quá hấp dẫn như nhiều năm về trước. Ngoại trừ Zalo thì công ty cũng không có mảng kinh doanh áp đảo nào khác. Một cổ phiếu công ty công nghệ không quá xuất sắc nhưng lại được giao dịch ở mức P/e 76 lần là một điều khó hiểu ở thị trường chứng khoán Việt Nam.

Tuy nhiên nhìn vào khối lượng giao dịch chúng ta có thể thấy, cổ đông bên ngoài không thể tham gia mua bán do không có ai bán. Với khối lượng khớp chỉ 100 cổ mỗi phiên thì đây hoàn toàn là ý đồ của giới chủ VNZ. Khớp lệnh nhỏ cho thị giá lên cao, sau đó tự giao dịch qua lại tạo thanh khoản ở vùng giá cao.

Trước đó, có thông tin VNZ muốn huy động 300 triệu đô trước khi niêm yết tại Mỹ, động thái kéo giá trên UPCOM có thể liên quan đến mục tiêu huy động vốn này.

Định giá

Việc có niêm yết được tại Mỹ hay không vẫn còn là dấu hỏi, kể cả có niêm yết thành công thì thị giá vẫn có thể bị giảm mạnh giống như Grab.

Với một công ty không có lợi thế đặc biệt nào trên thị trường toàn cầu, lợi nhuận không tăng trưởng, VNZ xứng đáng định giá ở mức P/e 20 và thị giá ở mức 300000 đồng. Cũng không loại trừ đây là động thái rục rịch bán công ty khi kinh doanh bắt đầu khó khăn.

HAG quý 4/2023 – Đại chiến heo ăn chuối và bí mật ẩn giấu

0

Hoàng Anh Gia Lai và cuộc đại chiến giữa các loài heo.

Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai vừa công bố báo cáo tài chính quý 4/2022 với doanh thu lên đến 1600 tỷ và lợi nhuận sau thuế 290 tỷ. Đây cũng là mức doanh thu kỷ lục kể từ khi HAG được cơ cấu lại nợ.

Niềm vui chớm nở này xuất phát từ những con heo của bầu Đức. Bầu Đức cho nó ăn chuối và thương hiệu heo ăn chuối ra đời. Người tiêu dùng rất thích thú và tò mò về loại thịt này. Không biết mùi vị nó ra sao, tốt cho sức khỏe thế nào. Heo ăn rất nhiều chuối và mình ăn con heo, vậy là mình vừa được ăn heo, vừa được ăn chuối mà không mất thêm công ăn chuối.

Suy nghĩ đơn giản như vậy nên heo ăn chuối có doanh thu rất khủng và dần kéo HAG khỏi nợ nần.

Cơ cấu tài sản và nợ nần của HAG rất phức tạp nên cái chúng ta quan tâm hiện tại là bao giờ HAG trả hết nợ và triển vọng kinh doanh ra sao.

Tổng tài sản và nợ 4 năm qua của HAG có biến động rất lớn. Tổng tài sản từ 38000 tỷ giảm còn 19000 tỷ. Nợ từ 21000 tỷ còn 14000 tỷ. Vốn chủ giảm từ 17000 tỷ còn 5000 tỷ. Trong khi lợi nhuận tậm tịt quanh 200 tỷ một năm. HAG đã phải bán 19000 tỷ tài sản để trả được 7000 tỷ nợ. Bán lỗ đến 12000 tỷ. Nếu tiếp tục bán tài sản thì vốn chủ của HAG sẽ không còn gì.

Thật may mắn khi heo ăn chuối ra đời đã đem tiền về cho HAG 1200 tỷ năm 2022. Nếu duy trì được kết quả này, HAG mất khoảng 3 năm có thể đưa tài chính doanh nghiệp về mức an toàn, được giải phóng nhiều tài sản, thậm chí được tiếp tục vay vốn.

Tuy nhiên, khi nhìn vào kết quả kinh doanh quý 4 có thể thấy lợi nhuận suy giảm so với quý 3. Quý 3 được 360 tỷ còn quý 4 chỉ được 290 tỷ. Liệu có phải hiệu ứng heo ăn chuối đã kết thúc?

Không, hãy nhìn vào lợi nhuận gộp lên đến 420 tỷ, xét riêng hoạt động kinh doanh, HAG đang tăng trưởng. Tuy nhiên khoản trích lập dự phòng 155 tỷ đã kéo giảm lợi nhuận. 155 tỷ này phải trích lập do HNG bị giảm giá từ 6000 xuống còn 4000 trong quý 3. HAG sở hữu 10% HNG nên bị lỗ 155 tỷ. Các quý tiếp theo có thể HAG vẫn phải trích lập vài chục tỷ nữa, có vẻ không đáng kể so với lợi nhuận HAG đang tạo ra.

Cơ hội và thách thức

HAG có lợi thế vô cùng lớn do chủ động được nguồn thức ăn chuối. Các buồng chuối không đạt tiêu chuẩn xuất khẩu được loại ra và cho heo ăn. Đây là nguồn dinh dưỡng giá trị cao mà các đơn vị khác có lẽ không dám mua về cho lợn ăn.

Thách thức được đặt ra là các sản phẩm heo trá hình, đánh tráo khái niệm để marketing như heo ăn chay ra đời. Heo nào mà chả ăn chay, làm gì có heo ăn thịt lợn mà chả ăn chay. Nhà nghèo mới cho heo ăn chay chứ nhà giàu cho ăn hẳn thịt bò rồi.

Hiệu ứng marketing có thể sẽ chấm dứt nếu mùi vì thịt heo ăn chuối không quá khác biệt và sự tò mò của người tiêu dùng kết thúc.

Định giá

HAG đang có kết quả kinh doanh rất tốt, lợi nhuận tăng trưởng. EPS đạt 1300 đồng mỗi cổ phiếu. HAG hoàn toàn có thể đạt thị giá 10000 đồng tương đương P/E 7,5.

Tuy nhiên cần bám sát kết quả các quý sau vì heo ăn chuối đang bị tấn công bởi heo ăn chay. Heo ăn chay không ăn thịt nên rất hung hãn, thị phần héo ăn chuối có thể bị ảnh hưởng.

VHM quý 4/2023 – anh cả nghề đất, tương lai hứa hẹn

0

Nếu NovaLand là thằng em báo nhà, vay nợ tứ tung thì anh cả Vinhomes lại phải nuôi thằng em nghiện Vinfast.

Công ty Cổ phần Vinhomes vừa công bố báo cáo tài chính quý 4/2022 ngày 30 tháng 1. Trong đó, VHM đạt 31200 tỷ doanh thu và lợi nhuận 8900 tỷ. Kết quả cũng khá ngon lành. Tuy nhiên, đó không phải là thứ chúng ta quan tâm vì nó đã được biết trước ngay từ khi Vinhomes mở bán Ocean Park 2 và Ocean Park 3 rồi.

Cái chúng ta cần biết là VHM có còn thở qua năm 2023 hay không và sau đó VHM có cái gì để bán không.

Đâm thẳng vào vấn đề ngay thôi.

Tài sản ngắn hạn

VHM có 185000 tỷ tài sản ngắn hạn. Trong đó:

  • 15000 tỷ là tiền có thể thanh khoản ngay
  • 15000 tỷ nữa là phải thu khách hàng có thể lấy về trong năm
  • 5000 tỷ phải thu cho vay ngắn hạn là tiền cho công ty mẹ vay nên chắc cũng khó rút
  • 15000 tỷ trả trước cho người không lấy ra dùng được
  • 42000 tỷ mục 136 là khoản đặt cọc, hợp tác kinh doanh cũng không đem ra dùng được
  • 66000 tỷ hàng tồn kho nằm ở các dự án Ocean Park 1 2 3, Smart City và Grand Park.
  • Mục 155 – Tài sản ngắn hạn khác 21000 tỷ là các khoản đặt cọc không thể lấy ra sử dụng ngay.

Như vậy, VHM có khoảng 30000 tỷ có thể linh động đem ra trả nợ trong năm 2023. 66000 tỷ hàng tồn kho có thể đem về 3000 tỷ trong năm nay từ việc bán hàng.

Nợ ngắn hạn

VHM có những khoản nợ cần thanh toán trong năm 2023 như sau:

  • 16800 tỷ nợ nhà cung cấp, cái này du di được, nợ thoải mái
  • 62000 tỷ khách thanh toán sớm khi mua nhà. Cái này không phải trả, chỉ phải hạch toán sổ sách thôi
  • 16500 tỷ nợ thuế chưa thanh toán, chậm được nhưng bị phạt nặng
  • 25300 tỷ chi phí liên quan ứng trước dự án, thanh toán hoa hồng, lãi vay, cái này cũng nhây được
  • 50000 tỷ mục 319 là tiền nhận đặt cọc của khách hàng, đại lý, đối tác, không quan trọng lắm
  • Vay ngắn hạn có 11000 tỷ vay ngân hàng đến hạn 2023 và 3300 tỷ trái phiếu quá nhẹ nhàng.

Như vậy VHM chỉ có khoảng 30800 tỷ là nợ cấp thiết phải trong năm 2023. Tương ứng với tài sản ngắn hạn khoảng 30000 là VHM có thể gồng qua 2023 ngon lành rồi.

Ok, VHM không cần lo lắng về nợ, nhưng những năm tiếp theo VHM có gì để bán trong khi thị trường bất động sản khó khăn.

Hiện VHM chỉ có dự án Smart City, Ocean Park 1 2 3, Grand Park là đủ điều kiện bán. Dự án Grand Park, Smart City và Ocean Park 1 quỹ hàng không còn nhiều, sức mua kém, khả năng bán buôn các tòa sẽ đem lại doanh thu ổn hơn. Ocean Park 2 đã gần như bán xong. Ocean Park 3 còn nhiều nhưng nhà đầu tư tỉnh lắm, không mua nữa.

Như vậy các dự án hiện tại khó tạo doanh thu đột phá. Trong khi các dự án mới chưa hoàn thiện pháp lý, lãi suất cao và thị trường ảm đạm.

Ít nhất 1 năm nữa VHM chưa thể bùng nổ trở lại cho đến khi lãi suất hạ xuống.

Cơ hội và thách thức

Với quỹ đất vô cùng lớn, VHM có thể nằm im sống khỏe qua thời kỳ khó khăn. Tuy nhiên, trong nhà có thằng em nghiện Vinfast, VHM nhiều khả năng phải bán buôn vài dự án để có dòng tiền. Lợi nhuận 2023 có thể vẫn đạt mức quanh 10000 tỷ.

Trong trường hợp thằng em nghiện báo quá thì Vingroup hoàn toàn có thể bán bớt cổ phần hoặc phát hành riêng lẻ để huy động thêm tiền. Vai trò và vị thế của VHM có thể bị ảnh hưởng nếu điều này xảy ra.

Định giá

Ở thời điểm hiện tại, VHM đang có thị giá 46800 đồng, vốn hóa 200000 tỷ và P/b bằng 1,4 lần. Giá hiện tại ở vùng thấp nhất trong 4 năm lên sàn.

Doanh nghiệp không phá sản, tiềm năng dài hạn tốt, thị trường bất động sản có thể tốt lên từ năm 2024. Tuy nhiên việc đầu tư vào một công ty sản sinh lợi nhuận kém trong thời gian 1 năm không phải là ý tưởng tốt. Nhiều yếu tố rủi ro bất ngờ có thể xảy ra trong thời gian 1 năm.

Vì vậy, trong ngắn hạn, P/B của VHM ở mức 1 đến 1,2 sẽ hợp lý hơn. Định giá 40000 đồng/cổ phiếu

NVL đánh giá BCTC quý 4/2023 – xanh vỏ đỏ lòng, trái bom nổ chậm

0

Công ty cổ phần Tập đoàn đầu tư địa ốc NoVa vừa công bố báo cáo tài chính quý 4 năm 2023. Theo báo cáo, Novaland đạt doanh thu 3242 tỷ và lợi nhuận 239 tỷ.

Tuy nhiên, hãy vứt quách cái kết quả kinh doanh đó đi, thứ chúng ta cần biết là NVL liệu còn thở được trong bao lâu nữa và liệu có bác sỹ nào đến cứu Nova không.

Đâm thẳng vào vấn đề ngay bây giờ, Novaland hiện có khoản nợ 25500 tỷ cần thanh toán trong năm 2023 và 39000 tỷ cần thanh toán trong năm 2024 và 2025.

Tổng tài sản của NVL lên đến 257000 tỷ nhưng phần lớn đã đem đi đầu tư, hợp tác kinh doanh. Doanh nghiệp không còn nhiều tiền mặt để trả nợ.

Theo khoản 2 Điều 4 Luật Phá sản 2014, phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, mất khả năng thanh toán trong vòng 3 tháng và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.

Cụ thể NVL còn bao nhiêu tiền?

Trong 198000 tỷ tài sản ngắn hạn chỉ có 8600 tỷ tiền mặt và 3000 tỷ phải thu ngắn hạn khách hàng là có khả năng đem đi trả nợ. Khoản phải thu số 136 là 38000 tỷ là khoản đầu tư hợp tác, đặt cọc, gần như không thể thu hồi để đem trả nợ.

Tất cả trông chờ vào đống hàng tồn kho 134000 tỷ. Nhưng trong bối cảnh thị trường bất động sản khó khăn như hiện nay, làm sao Novaland có thể bán được 20 đến 30 ngàn tỷ doanh thu.

Cách thứ 2 là NVL đem bán buôn số hàng tồn kho đó, tức là bán vài dự án với giá chiết khấu cao cỡ 50% mới đủ hấp dẫn bên mua. Vấn đề là ai sẽ mua, bao giờ họ mua và mức chiết khấu cụ thể là bao nhiêu?

Cách thứ 3 là NVL vay ngân hàng để đáo hạn, nhưng khả năng cao không ngân hàng nào dám cho vay vì lo ngại nợ xấu, trừ khi có chỉ đạo toàn diện từ ai đó.

Tổng kết là báo cáo quý 4 của NVL chả có ý nghĩa gì, vẫn chưa tìm ra lời giải cho khối nợ trái phiếu. Số phận NVL vẫn phải chờ tương lai.

Cuối cùng, dù cho có là báu vật hay giẻ rách thì vẫn có một giá trị tương xứng.

Định giá NVL bao nhiêu?

Ở kịch bản NVL tự bán được 20, 30 ngàn tỷ doanh thu e rằng bất khả thi.

Ở kịch bản bác sỹ giải cứu thì rất khó lường và bất định nên không thể làm cơ sở định giá.

Kịch bản NVL bán buôn chiết khấu cao có vẻ khả quan hơn. Với giá vốn chiếm khoảng 60% doanh thu, NVL có thể sẽ chỉ thu về được 40% giá trị hàng tồn kho bán buôn. Để thu được 20000 tỷ trả nợ cho năm 2023, NVL sẽ phải thanh lý 50000 tỷ hàng tồn kho, đồng thời lỗ khoảng 10000 tỷ trừ thẳng vào vốn chủ.

Vốn hóa ở mức 30000 tỷ là hợp lý. Định giá 15000/cổ phiếu cho năm 2023

RAL quý 4/2022, ngôi sao sáng lập lòe trên thị trường chứng khoán

0

Công ty cổ phần bóng đèn phích nước rạng đông, một ngôi sao sáng lập lòe trên thị trường chứng khoán.

Tại sao nói lập lòe, vì kết quả kinh doanh cực kỳ tốt nhưng ẩn chưa nhiều hoài nghi.

Ngày 18/01/2023 RAL đã công bố báo cáo tài chính quý 4. Doanh thu đạt 2800 tỷ, lợi nhuận 209 tỷ. Tăng trưởng 20% so với năm 2021. Đã 4 năm liền RAL tăng trưởng trên 20%.

Thị giá ngày 01/02/2023 của RAL là 95000 đồng. EPS 4 quý đạt 21000 đồng. P/e đạt 4,5 lần tương đương lợi nhuận 22%/năm cho cổ đông. P/b ở mức 0.85 là một miếng bánh béo bở với giá hời.

RAL cho thấy mình đúng là một ngôi sao sáng.

Tuy nhiên vấn đề lập lòe ở chỗ khoản phải thu rất cao và tăng nhanh không kém doanh thu. Tốc độ tăng khoản phải thu khách hàng ở quý 3 giảm mạnh, tuy nhiên quý 4 tăng từ 3500 tỷ lên 4350 tỷ. tăng 850 tỷ.

Tài sản ngắn hạn

Tài sản ngắn hạn của RAL lên đến 6300 tỷ. Trong đó có 800 tỷ tiền mặt, 4300 tỷ khách hàng nợ, 900 tỷ hàng tồn kho.

Nợ ngắn hạn

Nợ ngắn hạn của RAL ở mức 4000 tỷ. Trong đó nợ nhà cung cấp 1000 tỷ, nợ ngân hàng 2300 tỷ, còn lại là nợ linh tinh khác.

Có thể thấy khoản nợ ngân hàng ngắn hạn 2300 tỷ của RAL được duy trì qua rất nhiều quý. Chứng tỏ dòng tiền xoay vòng liên tục và đều đặn để đáo hạn. Đối ứng cho khoản vay ngân hàng này hoàn toàn chỉ có khoản khách hàng nợ ngắn hạn 4300 tỷ. Nó cho thấy chất lượng khoản phải thu tốt.

So với các doanh nghiệp sản xuât khác thì dường như, RAL đang cho khách hàng thanh toàn dài hơn. Có thể là 5 tháng thay vì 3 tháng. Điều này giúp chiếm được nhiều thị phần, đổi lại là dòng tiền thường xuyên âm.

Cơ hội và thách thức.

RAL là doanh nghiệp lâu đời và đầu tư rất rất nhiều cho R&D, công ty gần như đã chuyển đổi số hoàn toàn giúp tăng năng suất. Hiện RAL đã phát hành xong cổ phiếu để huy động tiền xây nhà máy tại khu công nghệ cao Hòa Lạc. Khi đó, RAL sẽ được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu và nhiều loại thuế khác trong nhiều năm.

Điều này giúp tăng biên lợi nhuận từ 7% lên khoảng 11%. Lộ trình đến cuối năm 2024 sẽ vận hành nhà máy. Mục tiêu của RAL là doanh thu 18000 tỷ vào năm 2025. Với biên lợi nhuận 11%, RAL có thể đạt lợi nhuận lý thuyết là 2000 tỷ, tương đương EPS 100000 đồng/cổ phiếu.

Tương lai tươi đẹp là thế nhưng RAL sẽ phải vượt qua rất nhiều khó khăn trong ngắn hạn

So với quý 3,

Lượng tiền giảm mạnh từ 1200 tỷ xuống còn 800 tỷ. giảm 400 tỷ

Hàng tồn kho giảm từ 1200 tỷ xuống còn 900 tỷ. giảm 300 tỷ

Nợ nhà cung cấp tăng thêm 100 tỷ so với quý 3

Nợ vay ngân hàng hầu như không đổi, như vậy 850 tỷ khoản phải thu đến từ tiền mặt, tồn kho và nợ nhà cung cấp.

Nếu duy trì nợ vay ở mức 2200 tỷ thì RAL chỉ còn đủ lực tăng trưởng cho 2 quý nữa là sẽ đạt giới hạn của tiền mặt và tồn kho. Điều này buộc RAL phải giảm tốc độ tăng trưởng và thu tiền về.

Nợ xấu của RAL cũng được trích lập dự phòng ngày càng nhiều, cho thấy rủi ro đại lý không bán được hàng luôn hiện hữu.

Định giá

Với P/b bằng 0,85 cho doanh nghiệp tăng trưởng lợi nhuận, có dự án nhà máy công nghệ cao là một điều phi lý. RAL hoàn toàn có thể được định giá P/b bằng 1 và tối thiểu 111000 đồng/cổ phiếu.

Trong tương lai nếu khoản phải thu giảm xuống và lợi nhuận duy trì mức cao thì P/e RAL hoàn toàn có thể đạt 6,5 ở mức 140000 đồng/ cổ phiếu

Thời điểm nhà máy bắt đầu khởi công và chuẩn bị đi vào hoạt động, RAL hoàn toàn có thể đạt mức 200000 đến 400000 đồng/cổ phiếu

Phân tích BCTC cổ phiếu SSI quý 4/2023

0

Để phân tích báo cáo tài chính của một công ty chứng khoán chưa bao giờ là điều dễ dàng. Công ty cổ phần chứng khoán SSI là một trong những công ty đầu ngành và lâu đời nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Ngày 19/01/2023 SSI đã công bố báo cáo tài chính quý 4/2022 với doanh thu 1351 tỷ và lợi nhuận 234 tỷ. Lợi nhuận giảm mạnh so với quý trước và cùng kỳ.

Vỹ mô

VNindex đang nằm trong giai đoạn downtrend và tạo đáy.

Chỉ số VNindex 2 năm qua
  • Năm 2021 khối lượng giao dịch trung bình khoảng 800 triệu đơn vị ở mức chỉ số khoảng 1400.
  • Năm 2022 khối lượng giao dịch trung bình khoảng 600 triệu và mức chỉ số trung bình khoảng 1150.

Có thể ước lượng sơ bộ doanh thu môi giới của các công ty chứng khoán giảm khoảng 40%. Dự báo thị trường sẽ ảm đạm giai đoạn đầu năm 2023 và khởi sắc cuối năm 2023. Trung bình cả năm sẽ tốt hơn năm 2022 ở mảng môi giới. Các mã do tự doanh nắm giữ cũng sẽ hồi phục và được ghi nhận lợi nhuận vào các quý cuối năm.

Doanh thu và lợi nhuận

Đối với công ty chứng khoán chúng ta cần quan tâm 4 mảng hoạt động chính

  1. Mảng môi giới
  2. Mảng tự doanh
  3. Mảng cho vay
  4. Mảng bảo lãnh, phát hành

Mảng môi giới

SSI gần như không thu được tiền từ mảng môi giới do doanh thu 318 tỷ và chi phí cũng 318 tỷ luôn. Trong khi quý trước thu về 339 tỷ và chỉ mất 297 tỷ chi phí, lãi được 40 tỷ từ mảng này.

Con số này cho thấy sự ảm đạm của thị trường trong quý vừa rồi, số lượng giao dịch giảm đồng thời thị phần của SSI cũng bị giảm chứ không tăng. Dự kiến trong 2 quý tiếp theo mảng môi giới cũng khó có sự bứt phá.

Mảng tự doanh

SSI quý 4 lỗ khoảng 60 tỷ từ mảng tự doanh. Các cổ phiếu nắm giữ bao gồm HPG, FPT, SGN, VPB, OPC. Các mã này hiện cũng khó có biến động lớn trong bối cảnh lãi suất cao, dòng tiền yếu. 2 quý tiếp theo biến động chỉ khoảng 10%.

Phần lớn tài sản còn lại tập trung vào trái phiếu chưa niêm yết và chứng chỉ tiền gửi đem về nguồn thu cố định cho SSI

Có thể thấy mảng tự doanh khá khó nhằn trong bối cảnh thị trường downtrend.

Mảng cho vay

Doanh thu từ mảng cho vay của SSI có lẻ là cứu cánh cuối cùng cho hoạt động kinh doanh. Mảng cho vay mang về 345 tỷ lợi nhuận cho SSI và mảng này cũng khó tăng trưởng trong 2 quý tiếp theo nếu thị trường không sôi động trở lại.

Mảng bão lãnh, phát hành

Quý 4 SSI gần như không có hoạt động bảo lãnh phát hành, trong nửa đầu năm 2023 mảng này khả năng cũng không có nhiều hoạt động.

Cơ hội và thách thức

Với sự bùng nổ của chứng khoán trong 2 năm qua, số lượng tài khoản chứng khoán tăng lên gấp nhiều lần, lạm phát ngấm dần vào nền kinh tế sẽ giúp doanh thu, lợi nhuận của các doanh nghiệp tăng cao trong các năm tiếp theo. Đây sẽ là cơ hội cho các công ty chứng khoán tăng trưởng trong dài hạn.

Tuy nhiên, trong ngắn hạn vẫn có nhiều khó khăn do lãi suất vẫn duy trì ở mức cao. Hoạt động môi giới sẽ kém khả quan do nhà đầu tư rời bỏ thị trường. Mảng cho vay cũng sẽ khó tăng trưởng khi lãi suất duy trì ở mức cao. Mảng tự doanh cũng chưa thể khởi sắc ngay được.

Thời điểm khó khăn của doanh nghiệp chính là thời cơ của nhà đầu tư

Định giá

P/e trung bình của SSI thường ổn định ở mức 12 và lợi nhuận dự đoán của SSI trong 2 quý tiếp theo tương đương quý 4/2022 ở mức 220 tỷ. Như vậy lợi nhuận 4 quý tiếp theo đạt khoảng 1000 tỷ tương đương EPS xấp xỉ 700 đồng/cp.

Mức định giá phù hợp khoảng 9000 đồng/cp.

Tuy nhiên cần chờ báo cáo quý 1 để xác nhận mức đáy lợi nhuận. Nếu báo cáo quý 1 và Vnindex tăng trưởng tốt thì cần đánh giá lại.

HPG – Phân tích BCTC quý 4/2023 – Chưa tìm ra lối thoát

0

Cổ phiếu quốc dân HPG vừa thông báo kết quả kinh doanh quý 4 với doanh thu 26.000 tỷ và lỗ 2000 tỷ. Vậy là HPG đã có quý thứ 2 lỗ liên tiếp.

  • Giá ngày 19/01/2023: 21.150 đ
  • EPS 4 quý: 1.300 đ
  • P/E: 16,3 lần

Thật khó có thể tin được một cổ phiếu đang lỗ liên tiếp lại có mức P/e 16 lần. Tương đương lợi nhuận ở mức 6%/năm trong bối cảnh lãi suất ngân hàng đang là 10%/năm. Vậy thì cái gì đang giữ cho thị giá HPG ở mức 21,150đ/cổ phiếu?

Sở dĩ HPG được gọi là cổ phiếu quốc dân vì khả năng tăng phi mã trong giai đoạn tiền rẻ Covid, vừa đưa vào nhà máy thép công suất khủng, giá thép tăng phi mã do rối loạn chuỗi cung ứng. Lợi nhuận của HPG năm 2021 tăng vọt lên 34.000 tỷ, tuy nhiên ở thời điểm trước dịch covid, lợi nhuận HPG chỉ giao động quanh 10.000 – 12.000 tỷ. Trong tương lai liệu có cơ hội nào để HPG quay lại đỉnh lợi nhuận không? E là rất khó

Vỹ mô

Tình hình kinh tế trong vài năm tới là sự khởi động lại chậm chạp của thị trường, các doanh nghiệp phải gồng gánh các khoản nợ trong khi chờ lãi suất giảm. Thị trường bất động sản sẽ mất khoảng 3 – 4 năm để hồi phục trở lại và mất 5 – 7 năm để sôi động được như giai đoạn 2019 – 2021. Nhu cầu tiêu dùng của người dân cũng sẽ thắt chặt trong 2 năm tiếp theo do lãi suất vẫn còn trong quá trình hạ nhiệt. Như vậy rất khó để ngành thép có sự bùng nổ trở lại trong thời gian ngắn sắp tới.

Nợ vay tài chính trong báo cáo quý 3/2022

Nợ vay

Nợ vay tài chính 65.000 tỷ, trong đó nợ ngắn hạn 52,8 ngàn tỷ, đối ứng bằng 30.000 tỷ tiền + chứng khoán kinh doanh và 43.000 tỷ tồn kho. Tồn kho thép là loại tài sản tương đối dễ thanh khoản nên nợ vay của HPG không đáng ngại.

Tuy nhiên, áp lực trả nợ ngắn hạn buộc Hòa Phát phải bán hàng tồn kho với giá rẻ hơn. Đây cũng là lý do chính khiến Hòa Phát thua lỗ 2 quý vừa rồi.

Cơ hội và thách thức

HPG đang nâng công suất Dung Quất 1 từ 4 lên 6 triệu tấn/năm và xây dựng Dung Quất 2 5,6 triệu tấn/năm. Dung Quất 1 chuẩn bị hoàn thành nâng cấp và Dung Quất 2 hoạt động năm 2024 sẽ nâng tổng công suất lên 11,6 triệu tấn/năm. Điều này giúp Hòa Phát có năng lực sản xuất vô cùng lớn vào năm 2024.

Nhà máy Dung Quất

Tuy nhiên điều này mang đến thách thức không nhỏ đó là chi phí vận hành và đầu ra cho 11,6 triệu tấn thép mỗi năm. Trong bối cảnh kinh tế thế giới đang chật vật hồi phục thì nhu cầu thép trong 2 năm tới rất khó có triển vọng. Chưa kể đến các đối thủ cạnh tranh mới xuất hiện, thị hiếu thay đổi hay tình hình chính trị cực đoan có thể làm ảnh hưởng đến nhu cầu thép.

Định giá

Với kết quả khá tệ liên tiếp trong 2 quý vừa rồi, tình hình lãi suất khả năng vẫn duy trì ở mức cao trong 2 quý tiếp theo sẽ khiến kết quả kinh doanh của HPG khả năng sẽ không có nhiều khởi sắc.

Giả sử thị trường thép quay lại ổn định, không có sự đột biến về giá, HPG có lãi trở lại trong năm 2023 đạt mức thông thường là 10.000 – 12.000 tỷ thì EPS tương đương 2.100. Mức định giá khoảng 20.000 – 22.000 là có thể chấp nhận.

Giả sử HPG tiếp tục khó khăn và các quý tiếp theo lỗ thì mức hỗ trợ P/B = 1 sẽ là yếu tố chủ chốt trong định giá. Mức giá 15.000 là hợp lý.

Như vậy định giá của HPG giao động trong khoảng 15.000 – 20.000 là hợp lý

Casestudy x1000 cho người mới tham gia tiền điện tử – P3

0

P3 – Lựa chọn dự án và phân tích cơ bản​

Việc lựa chọn dự án là rất quan trọng. Trong thế giới crypto thì 99% dự án là bốc phét để lấy tiền. Đổi lại, trong cái sự bốc phét ấy tạo ra những biến động giá vô cùng ảo ma, dự án vớ vẩn cũng có thể x100 sau đó tụt. Và cái dự án đó cũng không có công nghệ gì ngoài cái token.

Các nhóm dự án trong thị trường tiền điện tử

Nhóm nền tảng: Hay còn gọi là layer 1. Nhóm này sẽ tạo ra mạng blockchain riêng với những thuật toán riêng của mình. Các ứng dụng sẽ xây dựng trên các mạng layer 1 này. Mỗi dự án layer 1 sẽ có 1 token riêng để thanh toán phí trên mạng giao dịch. Các dự án, ứng dụng khi hoạt động trên mạng layer 1 nào đó sẽ phải dùng ngôn ngữ lập trình của mạng đó, phải mua token của mạng đó để thanh toán phí giao dịch.

Nhóm layer 2: là nhóm dự án xây dựng trên nền tảng các mạng layer 1. Tuy nhiên chúng được tích hợp thêm các tính năng hỗ trợ cho khả năng mở rộng, tăng tốc độ giao dịch hoặc tăng khả năng bảo mật,… Các ứng dụng có thể xây dựng trên các layer 2 này để hưởng những ưu việt mà nó mang lại so với layer 1.

Nhóm ứng dụng: Đây là nhóm dự án cụ thể, tạo ra để phục vụ một mục đích cụ thể ví dụ như cho vay, cá cược, game, giải trí, giao dịch chuyển tiền,…. Các dự án này được đặt trên các nền tảng layer 1 hoặc layer 2. 99% sự bốc phét đến từ nhóm này vì nó dễ triển khai, tha hồ vẽ vời mà không tốn nhiều công nghiên cứu.

Có thể sắp xếp mức độ quan trọng của các nhóm này như sau:

Layer 1 > Layer 2 > Ứng dụng

Vậy thì lựa chọn dự án như thế nào?​

– Trong thời kỳ uptrend thì các dự án xây dựng trên các nền tảng rất bị fomo, giá tăng rất tốt. Nhưng trong downtrend thì tất cả nhận ra đó là những dự án bốc phét. Trong downtrend mình khuyến nghị hãy quan tâm vào những dự án nền tảng layer1 mới. Đây là những dự án để cho các ứng dụng khác xây dựng trên nó, viết ứng dụng bằng ngôn ngữ của nó.

– Tại sao lại là layer 1 mới? Vì các layer 1 cũ đã đến giai đoạn thoái trào, đang bắt đầu bị rút vốn và bán tháo theo các sự kiện như FTX. 1 điểm nữa là các dự án trên layer 1 cũ hoàn toàn có thể di chuyển sang các layer 1 mới. Các layer 1 mới có nhiều ưu điểm hơn như tốc độ xử lý TPS cao hơn, khả năng mở rộng và bảo mật tốt hơn với các thuật toán mới.

– Khi mùa uptrend quay lại sẽ là lúc rất nhiều ứng dụng được triển khai và tốc độ tiêu thụ token layer 1 sẽ tăng mạnh.

Vậy thì lựa chọn dự án layer 1 nào?​

– Đó là những dự án được rót vốn mạnh trong giai đoạn downtrend và vốn hóa thị trường ở mức thấp. Rất đơn giản để hiểu là những dự án này có đội làm thị trường và dự án có mức định giá tương đối cao. Các bạn sẽ bắt gặp những dự án rót vốn vài trăm triệu đô nhưng vốn hóa thị trường có vài triệu đô. Đó sẽ là cơ hội.

– Phần lớn những dự án này trong thời gian phát triển sẽ phát hành lượng nhỏ token cho người dùng sớm. Binance sẽ là nơi cuối cùng được list lên. Lịch sử cho thấy vốn hóa của layer 1 trong thời kỳ uptrend từ 1 – 70 tỷ đô. nhóm tầm trung rơi vào 5 – 15 tỷ đô. Con nào trong uptrend cũng vậy. Miễn nó là layer 1.

– Tất nhiên với người mới các bạn sẽ chưa đủ nguồn thông tin để tìm ra những dự án tiềm năng như vậy. Trước tiên hãy tạo tài khoản ở MEXC, mình sẽ tiết lộ phương pháp ở post sau

Đăng ký ở đây: https://promote.mexc.com/a/wcm
Phần giới thiệu nhập: mexc-wcm để được giảm 10% phí giao dịch

Casestudy x1000 cho người mới tham gia tiền điện tử – P1

0

Sau một quá trình tham gia vào tiền điện tử thì mình muốn chia sẻ cho mọi người những kinh nghiệm mà mình có được.

Blockchain là một công nghệ đầy tiềm năng, giúp cho các giao dịch được thuận lợi mà không phải qua bên thứ 3. Tính ứng dụng của blockchain là rất lớn. Các công ty công nghệ về cơ bản đã ứng dụng được blockchain vào các ứng dụng nhỏ. Ở quy mô lớn thì blockchain đang được ứng dụng để huy động vốn thông qua token(coin).

Việc huy động nguồn lực tài chính toàn cầu đang dần trở thành xu thế, các startup thay vì phải huy động qua thi trường chứng khoán, gọi vốn từ quỹ thì có thể huy động qua token, quy mô lên đến hàng tỷ đô. Dù BTC đã có lúc lên đến hơn 60kusd nhưng đây vẫn chỉ là sơ khai của kỷ nguyên tiền số.

Mình sẽ viết thành vài phần:

  • P1 – Những cơ hội kiếm tiền trong thị trường tiền điện tử
  • P2 – Chọn sàn và quy mô vốn ban đầu
  • P3 – Lựa chọn dự án và phân tích cơ bản
  • P4 – Tín hiệu kỹ thuật và dữ liệu onchain

P1 – Những cơ hội kiếm tiền trong thị trường tiền điện tử

Ở đây mình chỉ nói đến những cơ hội xx lần tài khoản, vì nếu chỉ có mục tiêu kiếm vài chục % thì có rất nhiều cơ hội đầu tư khác an toàn hơn như chứng khoán. Tính biến động cao và cộng động cực kỳ lớn trên toàn thế giới giúp các dự án tiền điện tử có vốn hóa cực kỳ cao. Từ đó sinh ra nhiều cơ hội kiếm tiền cho người dùng. Dưới đây là một vài cách thức:

  1. Đào coin. Đây là cách kiếm tiền rất thịnh hành với mức độ rủi ro thấp cách đây vài năm. Người dùng mua thiết bị về, cài đặt và cho nó giải thuật toán của mạng blockchain, sau đó được trả thưởng bằng đồng coin của mạng đó. Tuy nhiên, cách làm này chỉ áp dụng với mạng lưới sử dụng PoW, Proof of Work tiêu tốn khá nhiều điện năng và khả năng mở rộng thấp dẫn đến các mạng blockchain mới hầu như đã chuyển sang PoS.
  2. Hold coin: Hold coin có tiềm năng xx rất lớn và cũng có khả năng mất trắng cao nếu lựa chọn dự án sai ngay từ đầu. Nhà đầu tư mua coin từ thời điểm thị trường trầm lắng, giá biến động thấp và giữ đến khi thị trường tăng trưởng mạnh. Việc này cần rất nhiều thời gian chờ đợi và nếu dự án đó không tốt, nó sẽ không tồn tại được đến mùa uptrend.
  3. Mua shitcoin: Đây là những coin rác, coin meme theo trend, nó hoàn toàn bị thao túng giá và bị cộng đồng đẩy lên những mức giá không tưởng. Cơ hội để trúng được những coin meme xxx giá thường rất hiếm vì có rất nhiều coin rác. Những coin này thường không có giá trị công nghệ và khi trend qua đi nó sẽ giảm mạnh.
  4. Trade Future: Giao dịch phái sinh theo biến động giá của các coin hiện hữu. Trade future bạn chỉ mua được hợp đồng chứ mua được coin. Giao dịch future hỗ trợ đòn bẩy lên đến 125 lần. Ví dụ bạn mua 100$ thì đòn bẩy có thể giúp bạn tạo lực mua lên đến 12.500$. Tuy nhiên nếu giá giảm chỉ 1%, bạn sẽ mất tất cả.

P2 – Chọn sàn và khởi tạo tài khoản​ trên Mexc

Hiện sàn giao dịch Binance là lớn nhất và đang dính fud. Binance thường có các dự án uy tín, được đánh giá sơ bộ và lót tay mới được list trên binance. Các dự án này có thể được list lần đầu hoặc list ở các sàn khác trước rồi mới lên Binance. Chính vì vậy cơ hội x100 x1000 trên Binance rất khó. Hãy sử dụng những sàn mà tiêu chuẩn niêm yết dễ hơn, có nhiều đồng token mới hơn, cơ hội x100 cũng nhiều hơn.
Sàn giao dịch mình chọn giới thiệu là MEXC – sàn hạng 2, không phải uy tín nhất nhưng thuộc hạng nhiều đồng coin nhất. Mọi người tạo tài khoản sau đó tải app về để sử dụng trên điện thoại
Đăng ký ở đây: https://promote.mexc.com/a/wcm
Phần giới thiệu nhập: mexc-wcm để được giảm 10% phí giao dịch

Quy mô vốn ban đầu với người mới chỉ cần 200$ để làm quen và rủi ro ko quá nhiều.

Cách nạp tiền vào sàn Mexc

Có 2 cách để nạp tiền vào sàn, đó là nạp bằng thẻ visa và giao dịch p2p (people to people). Mình thường dùng giao dịch p2p vì nó không mất phí, mua bằng thẻ visa bạn sẽ bị mất cỡ 5%. Giao dịch p2p cũng khá đơn giản và an toàn, bên bán sau khi đăng bán sẽ bị khóa số usdt đó, bên mua thực hiện giao dịch chuyển khoản hợp lệ, usdt được mở ra. Nếu bên mua đã chuyển khoản mà usdt chưa được mở thì bên mua có thể khiếu nại và usdt sẽ bị giam cho đến khi 2 bên giải quyết xong.

Support của sàn sẽ hỗ trợ xác minh giao dịch, nếu đã chuyển khoản hợp lệ thì support sàn sẽ chủ động mở khóa cho bạn. Bên bán sẽ phải chịu một số hình phạt theo quy định. Các bước thực hiện giao dịch P2P trên app như sau:

Bước 1: Click vào Giao dịch ở giữa phía dưới màn hình

Bước 2: Chọn giao dịch P2P ở góc trên bên phải

Bước 3: Vuốt thanh menu phía trên sang, chọn tab P2P

Bước 4: Chọn mua USDT

Bước 5: Nhập số tiền bạn mua dùng để mua USDT sau đó chọn mua

Bước 6: Chuyển khoản từ tài khoản cá nhân sang cho người bán(lưu ý tài khoản phải là của bạn, tên khớp với hồ sơ KYC). Phần ghi chú nhớ nhập mã giao dịch.

Bước 7: Sau khi chuyển khoản xong ấn hoàn tất chuyển tiền và chờ người bán mở khóa USDT

Như vậy là bạn đã thành công và sẵn sàng giao dịch. Hãy thật cẩn thận lựa chọn dự án để đầu tư. Mình sẽ giới thiệu cách lựa chọn ở phần 2 nhé

SLS – Ông vua ngành đường lướt trên con sóng lạm phát

0

SLS là công ty cổ phần mía đường Sơn La. Đây là doanh nghiệp thuộc top đầu về hiệu suất sản xuất mía đường tại Việt Nam

Bối cảnh vỹ mô

Thế giới đang bước vào hậu lạm phát và lãi suất đang vào đỉnh. Ở chu kỳ kinh tế hạ nhiệt thì ngành tiêu dùng là ngành vẫn phát triển được, đặc biệt với những doanh nghiệp vay nợ thấp sẽ ko bị áp lực từ lãi suất.

Giá cả hàng hóa tiêu dùng sẽ ngày càng tăng do cung tiền lớn hơn, tiền sẽ dễ kiếm hơn. Trong ngành hàng tiêu dùng thì đường là nguyên liệu thiết yếu, xuất hiện ở khắp mọi nơi trong hoạt động chế biến thực phẩm. Giá đường thế giới vẫn liên tục tăng trong khi giá cả các hàng hóa khác như thép, hóa chất,… đã bị điều chỉnh giảm do lo ngại kinh tế suy thoái.

Luận điểm đầu tư SLS

Là doanh nghiệp có tài chính lành mạnh

  • Tỷ lệ nợ/tổng tài sản của SLS ở mức thấp, chỉ hơn 1/3. Nợ vay chỉ 380 tỷ. Vốn chủ tăng trưởng đều đặn qua nhiều năm.
  • Hiệu quả sử dụng vốn của SLS vô cùng tốt lên đến 26%, ROA lên đến 15%, thuộc top đầu sàn chứng khoán.

Được hưởng nhiều ưu đãi

SLS có nhà máy đặt ở Sơn La, vùng có kinh tế khó khăn. Dẫn đến được hưởng ưu đãi về thuế, miễn thuế thu nhập doanh nghiệp. Chính vì vậy doanh nghiệp có biên lợi nhuận rất cao mà không doanh nghiệp đường nào ở Việt Nam sánh kịp.

Sơn La có thổ nhưỡng thích hợp với mía đường

Đất của Sơn La có thổ nhưỡng phù hợp, trồng mía có hiệu suất cao. Nhà máy mia đường Sơn La được đặt ngay tại vùng nguyên liệu, tiết kiệm chi phí. Công ty bao tiêu sản phẩm đầu ra và kiểm soát tốt vùng nguyên liệu

Dễ định giá

Hoạt động sản xuất của SLS tập trung hoàn toàn vào sản xuất mía đường nên rất dễ định giá. Khác với nhiều doanh nghiệp đường khác có thêm các mảng phụ như nước giải khát, bất động sản, thực phẩm.

EPS 4 quý của SLS khoảng 23k. P/e hiện tại là 6,3 tương đương lợi nhuận 15%/năm. Cao hơn 1,5 lần lãi suất ngân hàng. Trong 1 năm nữa khi lãi suất bắt đầu hạ nhiệt thì lợi nhuận của SLS có thể cao gấp đôi lãi suất với giá hiện tại.

Tại thời điểm 2017, giá đường thế giới trung bình 21 đô thì SLS đạt biên lợi nhuận 25%. Hiện tại giá đường đã quay lại 21 đô và có triển vọng còn tăng tiếp. Với quy mô doanh thu hiện tại xấp xỉ 1000 tỷ thì SLS sẽ có lợi nhuận tương ứng 250 tỷ/1200 tỷ vốn hóa. Hiệu suất rất cao.

Hạn chế của SLS

SLS có 1 hạn chế đó là chưa có kế hoạch mở rộng sản xuất. Điều này dẫn đến quy mô doanh thu khó bứt phá lên nhiều lần buộc nhà đầu tư chỉ có thể vào vị thế mua ở vùng giá thấp.

Định giá: P/e trung bình khoảng 7 và EPS dự kiến 26k. Vùng giá 180k trong khoảng 1 năm