Chủ Nhật, Tháng Chín 8, 2024
Home Blog

Siêu chu kỳ tăng trưởng đang đến – cơ hội nào cho chúng ta

0

Siêu chu kỳ tăng trưởng đang đến và đó là sự thật dù bạn có nghi ngờ thế nào đi chăng nữa.

Hãy nhìn vào đây, đây là lịch sử của chỉ số Dowjones.

Sau cuộc khủng hoảng năm 1987, Mỹ đã bơm 293 tỷ đô vào thị trường để giải quyết các vấn đề của nền kinh tế. Và kết quả là Dowjones tăng từ 2000 lên 10000 trong 10 năm. Giai đoạn tăng trưởng mạnh nhất là khi chỉ số CPI ổn định.

Và đây là nền kinh tế Mỹ từ sau cuộc khủng hoảng 2008

Mỹ đã bơm 1500 tỷ đô để giải cứu nền kinh tế Mỹ sau cuộc khủng hoảng này. Và trong 10 năm tiếp theo, Dowjones đã tăng 4 lần từ 8000 lên 32000.

Và đây là tình hình nền kinh tế hiện nay

Mỹ đã bơm 5000 tỷ đô vào nền kinh tế để chống dịch. Chỉ số CPI đang trên đà giảm và sẽ sớm duy trì ổn định ở mức 2 – 4%.

Chúng ta có thể thấy sau mỗi lần Mỹ bơm tiền, nền kinh tế thường tăng trưởng gấp 4 lần. Dowjones có thể sẽ đạt được mức 120000 vào 10 năm sau.

Kết quả này có thể được lý giải đơn giản rằng, tổng lượng tiền trong nền kinh tế tăng lên đáng kể trong khi dân số và tổng lượng nhu cầu hàng hóa thì không. Số tiền mỗi người kiếm được sẽ nhiều lên, giá hàng hóa sẽ đắt lên qua đó giúp doanh thu, lợi nhuận các doanh nghiệp sẽ tăng lên mà không cần mở rộng thêm quy mô hay năng suất.

Đây là sự tăng trưởng về mặt số học. Sẽ có những ngành tăng trưởng thần tốc nhờ lạm phát. Khóa học của Học viện cá mập sẽ giải đáp cho bạn

Giá cổ phiếu bluechip VNM ngày càng giảm – Vì đâu nên nỗi

0

Vì sao cổ phiếu tốt như VNM lại liên tục giảm?

Nói đến Vinamilk ai cũng biết, đây là công ty đầu ngành sữa của Việt Nam. Mỗi năm lợi nhuận thu được trên dưới 10000 tỷ. Nợ vay của công ty rất thấp ở mức 15000 tỷ và chủ yếu là nợ ngắn hạn.

Doanh nghiệp tốt như vậy nhưng giá cổ phiếu lại liên tục đi xuống từ năm 2018.

Không ít nhà đầu tư vẫn rất quan tâm VNM với hy vọng giá sẽ tăng trở lại.

Một sự thật hiển nhiên mà không nhiều nhà đầu tư nhận ra, đó là một cổ phiếu tốt khi bị đẩy lên một cái giá quá cao, vượt quá giá trị thực thì nó vẫn sẽ giảm.

VNM là một trường hợp như vậy.

Từ năm 2018 trở về trước, lợi nhuận của VNM luôn tăng trưởng, năm sau cao hơn năm trước. Đó là lý do người ta chấp nhận mức P/E của Vinamilk lớn hơn 10, bởi vì mức giá người ta mua hiện tại có thể đắt nhưng trong tương lai nó sẽ trở thành phù hợp, thậm chí rẻ.

Thế nhưng từ năm 2018 đến nay, cùng với sự xuất hiện của nhiều hãng sữa nội và ngoại, thị phần của VNM bị suy giảm trầm trọng. Lợi nhuận của VNM không còn tăng trưởng đạt kỳ vọng, thậm chí suy giảm. Đỉnh lợi nhuận được tạo ra năm 2020, khi đó VNM lãi 11000 tỷ 1 năm, đến năm 2022 thì chỉ còn đạt 8500 tỷ.

2 quý gần nhất VNM chỉ lãi 1800 tỷ, dự phóng 4 quý sẽ chỉ đạt 7200 tỷ, thấp hơn rất nhiều so với kỳ vọng. EPS dự phóng chỉ đạt khoảng 3500. Và với một doanh nghiệp suy giảm lợi nhuận thì mức P/e chỉ xứng đáng nhỏ hơn 10. Vì sao lại nhỏ hơn 10 thì các bạn sẽ được tiết lộ trong khóa học của học viện cá mập nhé.

Với sự cạnh tranh gay gắt của ngành sữa thì rất khó để VNM có thể tìm lại đỉnh cao của chính mình. Giờ chỉ có 2 yếu tố giúp VNM duy trì lợi nhuận cao, đó là:

Nhu cầu tiêu dùng sữa tăng lên và 2 là lạm phát khiến giá sữa tăng lên.

Cả 2 yếu tố này đều sẽ xuất hiện trong tương lai, tuy nhiên, là nhà đầu tư, cái chúng ta cần là mua vào giá rẻ và bán ra giá cao. Hiệu suất cổ tức mà VNM mang lại là không đủ. Chính vì vậy VNM sẽ còn giảm, giảm đến mức giá mà nhà đầu tư mua vào có thể có lãi

Giá hiện tại của VNM là hơn 60000 đồng, trong khi giá phù hợp chỉ khoảng 35000. Nếu bạn quan tâm VNM, hãy kiên nhẫn hơn nhé.

Vì sao ngân hàng thường không chia cổ tức tiền mặt

0

Vì sao ngân hàng thường không chia cổ tức tiền mặt? Nói đúng hơn là rất ít khi chia cổ tức tiền mặt.

Để trả lời được cho câu hỏi này, chúng ta cần hiểu hoạt động kinh doanh của ngân hàng chính là vay tiền và cho vay tiền. Nói cách khác, tiền vừa là phần thưởng vừa là tư liệu sản xuất của ngân hàng.

Nếu ngân hàng trả cổ tức tiền mặt cho cổ đông thì tức là ngân hàng đang tự thu hẹp năng lực kinh doanh của mình vào năm sau.

Ví dụ minh họa dễ hiểu như VCB, năm 2020 VCB trả cổ tức bằng tiền 1200 đồng cho cổ đông. Với 4 tỷ 700 triệu cổ phiếu, VCB phải chi ra 5640 tỷ đồng. Số tiền này nếu ở lại ngân hàng và đem cho vay với lãi suất 13% thì ngân hàng sẽ có thêm 700 tỷ lợi nhuận nữa.

Như vậy, ngân hàng càng có nhiều vốn thì lợi nhuận tạo ra càng cao. Đó là lý do các ngân hàng thường chọn trả cổ tức bằng cổ phiếu tay vì tiền.

Nhưng tại sao vẫn có ngân hàng thường xuyên trả cổ tức tiền mặt. Lẽ nào họ không cần vốn để kinh doanh?

Không phải, vấn đề của nó nằm ở chủ sở hữu. Các ngân hàng có vốn nhà nước như VCB, CTG, MBB, BID thường xuyên trả tiền mặt. Đó là do cổ đông lớn là nhà nước muốn thu tiền thật về để làm việc khác. Quyền quyết định của nhà nước trong các ngân hàng này rất lớn.

Các ngân hàng tư nhân thì khác, cổ đông lớn của họ thường có doanh nghiệp riêng kinh doanh ngoài ngành. Vô hình chung đã biến ngân hàng đó thành sân sau cấp tiền riêng cho hoạt động kinh doanh của họ. Lợi nhuận chính của nhóm cổ đông lớn này đến từ hoạt động kinh doanh bên ngoài của họ chứ không phải từ cổ tức. Vậy nên những ngân hàng này thường chia cổ phiếu để giữ lại tiền.

Các bạn khi đầu tư cổ phiếu ngân hàng để lấy cổ tức tiền mặt thì hãy chọn những ngân hàng có vốn nhà nước. Còn nếu để lướt sóng hãy chọn ngân hàng tư nhân, đặc biệt khi có những tin tức mua bán, sát nhập, tăng vốn ở những ngân hàng này.

Còn rất nhiều những góc nhìn hay được chia sẻ trong các khóa học của học viện. Hãy follow học viện cá mập hoặc tham gia khóa học ngay nhé

Vì sao cổ phiếu đầu tư công mãi chưa lớn

0

Vì sao đầu tư công mãi chưa lớn

Như chúng ta đã biết, Việt Nam dành rất nhiều tiền để đầu tư công. Giữa thời điểm khó khăn, các công ty xây dựng không có việc mà làm thì các công ty làm hạ tầng trúng thầu đầu tư công hàng nghìn tỷ.

Lẽ ra phải lao vào làm ngay để kiếm tiền về đúng không?

Nhưng kết quả giải ngân đầu tư công lại vô cùng chậm chạp. Báo cáo của Bộ Tài chính gửi Thủ tướng Chính phủ cho biết, ước giải ngân kế hoạch vốn 4 tháng đầu năm 2023 đạt 14,66% kế hoạch. So với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, tỷ lệ giải ngân mới đạt 15,65%, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2022 (18,48%)

Không chỉ giải ngân đầu tư công mà Cổ phiếu đầu tư công vẫn cứ dập dìu.

Nghe có vẻ nghịch lý nhưng nguyên nhân chính là do lãi suất.

Ai cũng tưởng các công ty đầu tư công trúng thầu sẽ ngon lành vượt qua thời kỳ khó khăn. Nhưng bản chất họ cũng phải đi vay.

Nếu bắt đầu triển khai dự án, họ chỉ được tạm ứng một phần, phần còn lại họ phải tự bỏ ra hoặc đi vay. Giữa thời buổi lãi cao như hiện nay chỉ có điên mới đi vay làm dự án vài ngàn tỷ.

Chưa hết, khi hoàn thành dự án họ lại phải chờ nhà nước thanh toán nốt số tiền còn lại. Đoạn này mới là khó. Thường là thanh toán kéo dài bởi rất nhiều lý do, có thể mất cả năm trời mới đòi được tiền. Trong khi tiền thì vay lãi cao.

Vậy nên, để đơn giản hơn, họ trì hoãn triển khai, chờ lãi suất hạ mới bắt đầu đi vay tiền làm dự án. Cơm không ăn thì gạo còn đó, ăn muộn một chút vừa khỏe vừa nhiều tiền. Chỉ có điều chính sách của nhà nước cũng vì thể mà kém hiệu quả.

Còn rất nhiều góc nhìn hay được phân tích trong khóa học của học viện, mọi người quan tâm có thể tham gia nhé.

PDR quý 1/2023 – Đôi bạn cùng lùi với NVL giờ ra sao

0

PDR và NVL là đôi bạn cùng ngã một thời. Cùng nhau ngã nên không có ai đứng dậy mà kéo đứa kia lên. Hiện tại cả 2 đang cùng nằm dưới đáy xã hội chờ ngày đi lên.

Mấy hôm nay PDR được các hội nhóm quảng cáo rầm rộ. Cùng cá mập đi xem PDR làm ăn ra sao nhé.

Đầu tiên cần xem qua cái bộ mặt doanh nghiệp. P/B 1,14 là cũng khá uy tín đấy. Như video trước mình nói, các doanh nghiệp bất động sản hiện nay mà có P/B lớn hơn 1 là rất ít và tài chính khá là lành mạnh.

Kết quả kinh doanh thì cũng không ngoài con sóng. Quý trước lỗ và quý này lãi cho vui 24 tỷ. Dự kiến cả năm nay chắc cũng lãi cho vui thôi.

Tài sản có sự vận động nhẹ, tài sản ngắn hạn giảm xuống có 2000 tỷ, nợ phải trả cũng giảm 2000 tỷ. Trong khi nợ ngắn hạn cơ bản giữ nguyên. Vốn chủ cũng chỉ giảm nhẹ. Chứng tỏ tài chính công ty không gặp áp lực quá lớn. Tý nữa đi sâu vào báo cáo tài chính xem sao.

Trong 17000 tỷ tài sản ngắn hạn chỉ có 230 tỷ là tiền mặt.

Phải thu ngắn hạn của khách hàng là 2100 tỷ. Khoản mục này hên xui

Trả trước ngắn hạn cho người bán 965 tỷ thì không lấy ra dùng được rồi

Phải thu ngắn hạn khác 1500 tỷ thì 1400 tỷ liên quan công ty cổ phần địa ốc Sài Gòn KL.

Hàng tồn kho 12000 tỷ thì có 4400 tỷ liên quan dự án The EverRich 2 và 3. Dự án này đang tháo gỡ để chuyển nhượng nốt.

Như vậy khả năng thanh toán của PDR ở mức 1000 đến 2000 tỷ. Phần còn lại phụ thuộc vào chuyển nhượng The EverRich 2 và 3

Giờ xem áp lực trả nợ thế nào

13500 tỷ tổng nợ, trong đó 11600 tỷ là nợ ngắn hạn.

  • Phải trả người bán ngắn hạn 420 tỷ thì dây dưa tý cũng không sao
  • Người mua trả trước 1134 tỷ thì cũng dây dưa không sao.
  • Thuế 346 tỷ chắc là phải trả luôn
  • Chi phí phải trả ngắn hạn 443 tỷ gồm tiền chuyển nhượng cổ phần, phí lãi vay chắc là phải trả luôn.

Trong khối nợ ngắn hạn này nổi cộm lên là mục 319 và 320 phải trả ngắn hạn khác và vay ngắn hạn tổng 9000 tỷ. Cụ thể 2 khoản này như sau:

5500 tỷ dự án The EverRich 2 và 3 là phần hàng tồn kho chờ xong pháp lý để chuyển giao. Khoản này thong thả theo pháp lý và có đối ứng trong hàng tồn kho rồi. Như vậy chỉ có 1300 tỷ trong nhóm này phả trả sớm thôi.

Nợ vay tài chính ngắn hạng của PDR là 2667 tỷ. Trong đó 133 tỷ nợ ngân hàng, 2200 tỷ nợ trái phiếu, vay bên khác 320 tỷ.

Nợ trái phiếu đáo hạn nhiều vào cuối năm.

  • Quý 2 đáo hạn 200 tỷ
  • Quý 3 đáo hạn 300 tỷ
  • Quý 4 đáo hạn 830 tỷ
  • Quý 1 2024 đáo hạn 140 tỷ

Như vậy tổng nợ vay cần thanh toán gấp trong 1 năm tiếp theo của PDR khoảng 4000 tỷ. Trong khi năng lực thanh toán hiện tại chỉ 2000 tỷ. PDR cần vay thêm 2000 tỷ hoặc bán đi 4000 tỷ tồn kho để có thể thanh toán vào cuối năm.

Như vậy tạm tính vốn chủ của PDR dự kiến ở mức 6000 tỷ. Định giá tạm thời 10000 đồng mỗi cổ phiếu là hợp lý

Novaland thê thảm quý đầu năm 2023

0

Mới hôm qua 28 tháng 4 novaland đã cho quả lỗ to đùng hơn 400 tỷ quý 1. Chả sớm thì muộn cổ đông NVL còn mỗi cái nịt.

Nhìn vào kết quả bán hàng thấy ngay doanh thu giảm mạnh, còn 1/3 so với cùng kỳ. Đây là điều mà ai cũng biết trước vì thị trường bất động sản ảm đạm mà. Giờ cần xem nợ và tài sản của novaland thay đổi như thế nào, có sáng sủa hơn không.

Tài sản ngắn hạn giảm nhẹ nhưng tiền đã giảm mạnh từ 8600 tỷ xuống còn 5300 tỷ. Quý 1 này nợ đến hạn chưa nhiều, quý 2 và quý 3 đến hạn chắc còn cái ví rỗng.

Trong khi các khoản phải thu ngắn hạn lại tăng từ 37000 tỷ lên 38000 tỷ. 1000 tỷ tăng thêm đến từ phải thu lãi tiền gửi, cho vay và lãi hợp tác đầu tư. Nợ thì ngày càng cấp bách mà tiền thì cứ mãi không về.

Các mục khác không thay đổi gì, như vậy tiền thì giảm mà phải thu thì tăng.

Nợ 212000 tỷ thì trả được hẳn 1000 tỷ rồi, mừng rơi nước mắt. Nhưng 1000 tỷ này là trả lại tiền ký quỹ của đối tác.

Khoản nợ căng thẳng nhất vẫn là 30000 tỷ nợ vay tài chính. Trong đó 20000 tỷ trái phiếu và 5000 tỷ vay ngân hàng, 3000 tỷ vay bên khác sắp đến hạn.

Với lượng tiền mỏng manh 5000 tỷ trong tài khoản, NVL sẽ chống đỡ thế nào với khối nợ 30000 tỷ kia.

Ngân hàng sẽ không cho một doanh nghiệp rủi ro như NVL vay. Phát hành tăng vốn khả năng cao không thành công. NVL chỉ còn nước bán đi vài dự án. Nhưng khổ nỗi những dự án cần bán thì đều chưa sạch pháp lý. Phó thủ tướng đã hết sức giúp đỡ nhưng để xong được trong vài tháng e là bất khả thi.

Novaland đang đứng trên bờ vực phá sản, những ngân hàng có nguy cơ trích lập dự phòng lớn bao gồm:

Ngân hàng công thương 2150 tỷ

Ngân hàng quân đội 1775 tỷ

Ngân hàng hàng hải 1550 tỷ

Nhóm bất động sản và ngân hàng 2 quý tới còn nhiều rủi ro lắm thưa quý dị. Nên cẩn trọng nha

Phân tích BCTC VHM quý 1/2023

0

Công ty cổ phần Vinhomes vừa công bố báo cáo tài chính quý 1 2023. Theo đó, VHM lãi 12000 tỷ trong khi thị trường bất động sản rất khó khăn. Vậy cùng cá mập đi kiểm tra xem VHM lãi thật hay rởm nha mọi người.

Nhìn vào báo cáo tài chính có thể thấy doanh thu của VHM tăng vọt.

29000 tỷ doanh thu đến từ chuyển nhượng dự án

11000 tỷ doanh thu hoạt động tài chính là khoản chuyển nhượng vốn góp ở một số công ty con cùng với vingroup. Đây cũng là chuyển nhượng dự án.

Kết quả này đem về cho Vinhomes 12000 tỷ lợi nhuận.

Thời gian vừa qua VHM đã bán 1 phần Vinhomes Ocean Park 3 trị giá 1,5 tỷ đô cho Capitaland, một vài dự án nữa đang đàm phán chưa được tiết lộ.

Tài sản ngắn hạn

Tài sản ngắn hạn của Vinhomes tăng nhẹ từ 196000 tỷ lên 205000 tỷ.

Tuy nhiên tiền mặt lại giảm mạnh từ 11000 tỷ còn 2000 tỷ

Phải thu khách hàng tăng từ 15000 tỷ lên 24000 tỷ. Phần lớn đến từ tiền chuyển nhượng dự án, điều này có nghĩa tiền chưa về tài khoản.

Hàng tồn kho giảm từ 64000 tỷ còn 60000 tỷ

Còn lại các khoản mục khác không thay đổi.

Có thể thấy Vinhomes đã phải sử dụng một lượng lớn tiền mặt trong khi tiền bán dự án vẫn chưa thu xong.

Nợ phải trả của Vinhomes ra sao?

Từ video phân tích quý 4, cá mập đã kết luận áp lực trả nợ ngắn hạn của VHM rất thấp. Doanh nghiệp có tài chính lành mạnh và không có nguy cơ phá sản. Quý này nợ của VHM không thay đổi nhiều. Tổng nợ chỉ tăng thêm 4000 tỷ lên 217000 tỷ.

Ngày 27 tháng 4 VHM đã họp xong đại hội cổ đông và thông qua kế hoạch doanh thu 2023 là 100000 tỷ và lợi nhuận 30000 tỷ. Đây là con số kỷ lục về doanh thu, kỷ lục cũ thuộc về năm 2021 với 85000 tỷ.

Trong bối cảnh thị trường bất động vô cùng xấu mà VHM lại đặt mục tiêu cao như vậy thì nguồn thu chỉ có thể đến từ chuyển nhượng dự án. 100000 tỷ tương đương khoảng 4 tỷ đô, VHM sẽ phải chuyển nhượng khoảng 3 dự án. Trong các tin đồn thì hiện tại đã có 1 tin thành hiện thực là dự án Vinhomes Ocean Park 3 đã được chuyển nhượng cho Capitaland.

Đây cũng là lý do biên lợi nhuận các năm trước của VHM đạt 50% nhưng kế hoạch năm nay chỉ là biên lợi nhuận 30%. Bán buôn sẽ có biên lợi nhuận thấp hơn.

Việc bán rẻ doanh thu tương lai sẽ khiến VHM thiếu hụt sản phẩm hoàn thiện pháp lý ở giai đoạn tiếp theo. Tuy nhiên, theo cá mập thì VHM sẽ sớm hoàn thiện pháp lý một số dự án bom tấn ở nội đô. Vùng giá 4x là vùng giá có thể nắm giữ dài hạn đối với VHM.

L14 – Licogi 14 – Quý 1/2023 còn lại gì sau cơn bão

0

Công ty Licogi 14 đã công bố báo cáo tài chính quý 1 năm 2023. Đây là công ty nổi tiếng của thầy A7 với thị giá tăng cao ngút trời lên 400k vào năm ngoái, sau đó tụt ngút ngàn về 15k hồi đầu năm. Hiện tại đang giao dịch ở giá x.

L14 cũng là sòng bài đỏ đen được rất các nhà đầu tư quan tâm. Hôm nay hãy cùng cá mập đi khám sức khỏe cho L14 nhé.

Đầu tiên nhìn sơ bộ công ty, vốn hóa 1481 tỷ và P trên B 3,9. Chỉ số khét mù trong khi các công ty đầu ngành hiện nay định giá P trên B trên dưới 1.

Cơ cấu tài sản công ty cũng không có dấu hiệu thê thảm, tài sản năm 2021 lên đến 1200 tỷ nhưng sang năm 2022 thì tọp đi còn có 566 tỷ. Nợ vay cũng khá nhỏ chỉ 160 tỷ, tài sản ngắn hạn ở mức khá lên đến 450 tỷ.

Giờ đi xem báo cáo tài chính xem L14 có xứng đáng vốn hóa 1500 tỷ không nhé

Tài sản ngắn hạn 438 tỷ, trong đó có đến 225 tỷ là tiền và tương đương tiền rồi.

Phải thu ngắn hạn 50 tỷ thì trong đó 26 tỷ là tiền giải phóng mặt bằng khu đô thị Nam Minh Phương.

Hàng tồn kho 166 tỷ là bất động sản, chủ yếu là ở dự án Minh Phương. Dự án Minh Phương nằm ở trung tâm Việt Trì, Phú Thọ nên giá trị tương đối ổn định.

Tài sản ngắn hạn của L14 tương đối ổn.

Tài sản dài hạn tương đối bèo nhèo với 100 tỷ, trong đó giá trị nhất là khoản đầu tư 56 tỷ vào công ty con.

Nợ ngắn hạn 135 tỷ, tiêu điểm trong đó là mục phải trả ngắn hạn 56 tỷ. Đây là tiền nợ giải phóng mặt bằng khu đô thị Nam Minh Phương. Với tình hình thị trường hiện tại thì còn lâu L14 mới triển khai dự án này.

Nợ vay ngắn hạn của L14 là 6 tỷ. Không đáng kể

Nợ dài hạn của L14 có 10 tỷ, cũng không đáng kể.

Có thể thấy tài chính của L14 tương đối lành mạnh, không có bất kỳ rủi ro phá sản nào. Tuy nhiên với mức định giá 1500 tỷ, cao gấp 4 lần vốn chủ thì thật không tương xứng. Thầy A7 luôn tự hào rằng L14 có rất nhiều dự án lớn. Vậy cùng đi xem các dự án của L14 khả thi đến đâu.

Trên website của L14 có liệt kê một số dự án như sau:

Dự án khu đô thị Minh Phương: Dự án này làm từ rất lâu rồi, còn tồn kho khoảng 100 tỷ tiền hàng đã hạch toán rồi. Coi như xong

Dự án khu đô thị Nam Minh Phương: đang ở khâu giải phóng mặt bằng, mới chi 1 tỷ giải phóng. Cả năm rồi chưa chi thêm đồng nào. Với khu đô thị này thẳng thừng mà nói, L14 sẽ om 3 năm mới giải phóng xong. Triển khai một ít hạ tầng sau đó om tiếp 5 năm chờ sóng lớn của chu kỳ sau mới bán. Như vậy tốn khoảng 8 năm.

Lý do vì sao để lâu như vậy thì mình có giải thích trong khóa học nhé.

Ở thời điểm bán hàng, khu đô thị Nam Minh Phương có thể đem về tầm 6 ngàn tỷ lợi nhuận. Tuy nhiên mất tầm 7 năm để triển khai xong dự án và L14 chỉ đưởng hưởng 80% số này do liên danh với L16.

Dự án khu đô thị sinh thái trung tâm huyện Phù Ninh: Đây là dự án nói phét nhé, Licogi 14 chỉ tài trợ làm quy hoạch thôi chứ dự án này chưa về tay Licogi 14 đâu mà mơ.

Dự án Thác Đá Mài: cũng là dự án mới ở mức đề xuất ý tưởng để lập quy hoạch thôi, L14 cho vào website lòe bịp nhà đầu tư.

Như vậy Licogi 14 chỉ có dự án Nam Minh Phương làm của để dành. Dự kiến triển khai trong 8 năm, định giá 160000 đồng, tỷ suất lợi nhuận nếu nắm giữ suốt 8 năm trung bình tầm 15%. Tuy nhiên giá chỉ tăng mạnh vào những năm cuối.

L14 khá tốt tuy nhiên để đầu tư dài hạn thì rất khó đoán định.

Nhận định giá BTC ngày 19/04/2023

0

BTC ngày 19/04 đã có một nhịp giảm sâu xác nhận phân kỳ cho tín hiệu MACD 1 ngày. Giá hiện tại đang dừng lại ở 29000. Nếu vùng giá 29000 không bị phá vỡ, BTC sẽ xác nhận mô hình mở rộng đỉnh đáy một lần nữa.

Trong khoảng 10 tiếng nữa nếu có dấu hiệu đảo chiều, BTC sẽ có cú bứt phá ngoạn mục lên mục tiêu 32000. Tuy nhiên, nếu vùng 29000 bị phá vỡ, giá sẽ quay về vùng 27500 và phá vỡ hoàn toàn xu hướng trước đó.

Nếu không biết phân tích kỹ thuật thì bỏ tiền ra đi học nhé. Mình nhận dậy

Hiện tại theo mình nhận định thì giá sẽ có xu hướng phá lên do thị trường không còn nhưng tin quá tiêu cực, đặc biệt khi lãi suất FED đã vào đỉnh, CPI giảm mạnh.

[Tuyển tập quý 1/2023] KTS – Á hậu mía đường tăng trần đón sóng

0

Tuyển tập quý 1 2023, Cổ phiếu KTS á hậu ngành đường.

Ngày 17 tháng 4 2023, công ty cổ phần mía đường Kon Tum đã công bố báo cáo tài chính quý 1 với mức lợi nhuận bùng nổ, cao gấp 3 lần cùng kỳ.

Nguyên nhân là do giá đường tăng cao. Và giá đường sẽ còn tiếp tục tăng cao do giá dầu duy trì ở mức cao, giá hàng tiêu dùng cũng sẽ tăng dần do ngấm lạm phát.

P/B hiện tại của KTS chỉ ở mức 0,47. Mức định giá vô cùng thấp trong khi lợi nhuận dự kiến năm 2023 ở mức 40 tỷ, tương đương EPS 8000 đồng mỗi cổ phiếu. Nếu lợi nhuận duy trì tốt thì chỉ cần nắm giữ 2 năm là chúng ta thu hồi vốn. Thật quá ư là hấp dẫn.

Nếu các bạn không biết cách tìm ra những cổ phiếu tốt như này thì chịu khó bỏ tiền ra đi học đi nhé. Mình dạy.

Lợi nhuận tốt là thế nhưng chúng ta vẫn nên đi kiểm tra xem tài sản có vấn đề gì không nhé.

Tài sản ngắn hạn

Tài sản ngắn hạn 262 tỷ trong đó phần lớn là khoản phải thu khách hàng 115 tỷ và tồn kho 116 tỷ. Cơ cấu tài sản này là hợp lý và không có rủi ro đáng kể

Tài sản dài hạn 197 tỷ thì có 194 tỷ là nhà máy. Tài sản này khá là an toàn vì giá trị sử dụng cao.

Tài sản tương đối ổn, vậy thì cần kiểm tra xem nợ có vấn đề gì không.

Nợ ngắn hạn của KTS là 237 tỷ, trong đó phần lớn là nợ vay tài chính 189 tỷ. Khoản nợ này được thế chấp bởi hàng tồn kho và phải thu khách hàng. Tài sản thế chấp có chất lượng tốt nên khoản nợ vay này cũng không có rủi ro đáng kể nào.

Nợ dài hạn của KTS cũng chỉ vỏn vẹn 40 tỷ nợ vay tài chính

Xem qua tài sản có thể thấy mía đường Kontum tập trung duy nhất vào sản xuất mía đường. Cơ cấu tài sản hợp lý. Rủi ro chỉ có thể đến từ chính sách đối với đường nhập khẩu mà thôi. Còn thị trường tiêu thụ đường thì vô cùng bền vững, không bán đắt thì bán rẻ vẫn cứ là bán được.

Với EPS dự kiến 8000 thì mức định giá của KTS phải cỡ 40000. Tuy nhiên không có hàng mà mua đâu, làm video cho các bạn thèm thôi nha