Ông vua thị giá, cổ phiếu có giá cao nhất lịch sử chứng khoán Việt Nam, V N Z.
Ngày 15/02/2023 cổ phiếu VNZ đã chạm mốc 1358700 đồng, cao chưa từng có, cao đến độ không ai dám mua vào mà vẫn lòi đâu ra 7000 kê mua trần. Vốn hóa đạt 39000 tỷ, ngang bằng với ngân hàng Tiên Phong, bảo hiểm Bảo Việt. P/B 8 lần và P/E đang âm vì lỗ chổng vó 860 tỷ.
Vậy VNZ là ai?
Mục lục bài viết
VNZ là công ty cổ phần VNG, chủ của Zalo, Zing, phát hành game Võ lâm truyền kỳ, Pubg Mobile, Gunny Mobile.
VNZ cũng đã có kế hoạch niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ với định giá mục tiêu từ 2 – 3 tỷ đô
Sở hữu nhiều cái tên đình đám nhưng VNZ liệu có xứng đáng với cái giá hơn củ 1 cổ không?
Cả chục năm nay, VNZ năm nào cũng lãi loanh quanh vài trăm tỷ, tăng giảm thất thường, năm nay thì lỗ luôn gần ngàn tỷ, bằng 2 năm trước cộng lại. Giả sử VNZ vẫn lãi đều đặn như các năm trước khoảng 500 tỷ, thì EPS chỉ đạt 15000. Đối với công ty công nghệ có thể chấp nhận mức P/E cao ngất ngưởng là 20 thì thị giá cũng chỉ đạt 300000 là cùng. Đây lại còn lỗ chổng vó giá hơn một củ.
Hay là VNZ có mảng kinh doanh nào tiềm năng? Cùng đi kiểm tra xem
VNZ đang kinh doanh 6 mảng bao gồm game, mạng xã hội, ứng dụng thanh toán, dịch vụ đám mây, trợ lý AI và nhận diện khuôn mặt.
Mảng game
VNZ từng phát hành nhiều game đình đám như Võ lâm truyền kỳ, Boom Online. Ngày đó giới trẻ chơi game như thiêu thân, cộng với năng lực hút máu vượt trội, VNZ kiếm được rất nhiều tiền. Mỗi VNZ năm thu về 500 tỷ trên tài sản 2000 tỷ, tỷ suất lên đến 25% rất đang nể.
Và tính đến thời điểm hiện tại VNZ đang có 2 game đình đám là PUBG Mobile và liên minh tốc chiến. Tuy nhiên, năng lực hút máu của VNZ đã giảm đi đáng kể do thị trường game đã hội nhập hơn, hình thức kiếm tiền từ game cũng đã khác trước rất nhiều.
Mảng mạng xã hội
Zalo đang là ứng dụng nhắn tin hàng đầu tại Việt Nam qua nhiều năm, tuy nhiên ở thị trường quốc tế thì zalo cũng ko được thịnh hành cho lắm.
Zing Mp3 thì ngày càng tệ do ko có bản quyền nhiều ca khúc hit. Giờ vào zing mp3 không biết bật gì để nghe
Mảng thanh toán
Zalo pay sinh sau đẻ muộn và dựa bóng zalo chat, tuy nhiên thị phần của zalo pay còn vô cùng khiêm tốn do những nên tảng đi trước như Momo đã được tích hợp nhiều và thuận tiện hơn.
Mảng dịch vụ đám mây, trợ lý AI và True ID
Các mảng này của VNZ cũng là một mảng đi sau và không quá nổi bật, gặp sự cạnh tranh rất lớn từ các đối thủ quốc tế.
Như vậy, các mảng kinh doanh của VNZ không còn quá hấp dẫn như nhiều năm về trước. Ngoại trừ Zalo thì công ty cũng không có mảng kinh doanh áp đảo nào khác. Một cổ phiếu công ty công nghệ không quá xuất sắc nhưng lại được giao dịch ở mức P/e 76 lần là một điều khó hiểu ở thị trường chứng khoán Việt Nam.
Tuy nhiên nhìn vào khối lượng giao dịch chúng ta có thể thấy, cổ đông bên ngoài không thể tham gia mua bán do không có ai bán. Với khối lượng khớp chỉ 100 cổ mỗi phiên thì đây hoàn toàn là ý đồ của giới chủ VNZ. Khớp lệnh nhỏ cho thị giá lên cao, sau đó tự giao dịch qua lại tạo thanh khoản ở vùng giá cao.
Trước đó, có thông tin VNZ muốn huy động 300 triệu đô trước khi niêm yết tại Mỹ, động thái kéo giá trên UPCOM có thể liên quan đến mục tiêu huy động vốn này.
Định giá
Việc có niêm yết được tại Mỹ hay không vẫn còn là dấu hỏi, kể cả có niêm yết thành công thì thị giá vẫn có thể bị giảm mạnh giống như Grab.
Với một công ty không có lợi thế đặc biệt nào trên thị trường toàn cầu, lợi nhuận không tăng trưởng, VNZ xứng đáng định giá ở mức P/e 20 và thị giá ở mức 300000 đồng. Cũng không loại trừ đây là động thái rục rịch bán công ty khi kinh doanh bắt đầu khó khăn.