Nếu NovaLand là thằng em báo nhà, vay nợ tứ tung thì anh cả Vinhomes lại phải nuôi thằng em nghiện Vinfast.
Công ty Cổ phần Vinhomes vừa công bố báo cáo tài chính quý 4/2022 ngày 30 tháng 1. Trong đó, VHM đạt 31200 tỷ doanh thu và lợi nhuận 8900 tỷ. Kết quả cũng khá ngon lành. Tuy nhiên, đó không phải là thứ chúng ta quan tâm vì nó đã được biết trước ngay từ khi Vinhomes mở bán Ocean Park 2 và Ocean Park 3 rồi.
Cái chúng ta cần biết là VHM có còn thở qua năm 2023 hay không và sau đó VHM có cái gì để bán không.
Đâm thẳng vào vấn đề ngay thôi.
Tài sản ngắn hạn
Mục lục bài viết
VHM có 185000 tỷ tài sản ngắn hạn. Trong đó:
- 15000 tỷ là tiền có thể thanh khoản ngay
- 15000 tỷ nữa là phải thu khách hàng có thể lấy về trong năm
- 5000 tỷ phải thu cho vay ngắn hạn là tiền cho công ty mẹ vay nên chắc cũng khó rút
- 15000 tỷ trả trước cho người không lấy ra dùng được
- 42000 tỷ mục 136 là khoản đặt cọc, hợp tác kinh doanh cũng không đem ra dùng được
- 66000 tỷ hàng tồn kho nằm ở các dự án Ocean Park 1 2 3, Smart City và Grand Park.
- Mục 155 – Tài sản ngắn hạn khác 21000 tỷ là các khoản đặt cọc không thể lấy ra sử dụng ngay.
Như vậy, VHM có khoảng 30000 tỷ có thể linh động đem ra trả nợ trong năm 2023. 66000 tỷ hàng tồn kho có thể đem về 3000 tỷ trong năm nay từ việc bán hàng.
Nợ ngắn hạn
VHM có những khoản nợ cần thanh toán trong năm 2023 như sau:
- 16800 tỷ nợ nhà cung cấp, cái này du di được, nợ thoải mái
- 62000 tỷ khách thanh toán sớm khi mua nhà. Cái này không phải trả, chỉ phải hạch toán sổ sách thôi
- 16500 tỷ nợ thuế chưa thanh toán, chậm được nhưng bị phạt nặng
- 25300 tỷ chi phí liên quan ứng trước dự án, thanh toán hoa hồng, lãi vay, cái này cũng nhây được
- 50000 tỷ mục 319 là tiền nhận đặt cọc của khách hàng, đại lý, đối tác, không quan trọng lắm
- Vay ngắn hạn có 11000 tỷ vay ngân hàng đến hạn 2023 và 3300 tỷ trái phiếu quá nhẹ nhàng.
Như vậy VHM chỉ có khoảng 30800 tỷ là nợ cấp thiết phải trong năm 2023. Tương ứng với tài sản ngắn hạn khoảng 30000 là VHM có thể gồng qua 2023 ngon lành rồi.
Ok, VHM không cần lo lắng về nợ, nhưng những năm tiếp theo VHM có gì để bán trong khi thị trường bất động sản khó khăn.
Hiện VHM chỉ có dự án Smart City, Ocean Park 1 2 3, Grand Park là đủ điều kiện bán. Dự án Grand Park, Smart City và Ocean Park 1 quỹ hàng không còn nhiều, sức mua kém, khả năng bán buôn các tòa sẽ đem lại doanh thu ổn hơn. Ocean Park 2 đã gần như bán xong. Ocean Park 3 còn nhiều nhưng nhà đầu tư tỉnh lắm, không mua nữa.
Như vậy các dự án hiện tại khó tạo doanh thu đột phá. Trong khi các dự án mới chưa hoàn thiện pháp lý, lãi suất cao và thị trường ảm đạm.
Ít nhất 1 năm nữa VHM chưa thể bùng nổ trở lại cho đến khi lãi suất hạ xuống.
Cơ hội và thách thức
Với quỹ đất vô cùng lớn, VHM có thể nằm im sống khỏe qua thời kỳ khó khăn. Tuy nhiên, trong nhà có thằng em nghiện Vinfast, VHM nhiều khả năng phải bán buôn vài dự án để có dòng tiền. Lợi nhuận 2023 có thể vẫn đạt mức quanh 10000 tỷ.
Trong trường hợp thằng em nghiện báo quá thì Vingroup hoàn toàn có thể bán bớt cổ phần hoặc phát hành riêng lẻ để huy động thêm tiền. Vai trò và vị thế của VHM có thể bị ảnh hưởng nếu điều này xảy ra.
Định giá
Ở thời điểm hiện tại, VHM đang có thị giá 46800 đồng, vốn hóa 200000 tỷ và P/b bằng 1,4 lần. Giá hiện tại ở vùng thấp nhất trong 4 năm lên sàn.
Doanh nghiệp không phá sản, tiềm năng dài hạn tốt, thị trường bất động sản có thể tốt lên từ năm 2024. Tuy nhiên việc đầu tư vào một công ty sản sinh lợi nhuận kém trong thời gian 1 năm không phải là ý tưởng tốt. Nhiều yếu tố rủi ro bất ngờ có thể xảy ra trong thời gian 1 năm.
Vì vậy, trong ngắn hạn, P/B của VHM ở mức 1 đến 1,2 sẽ hợp lý hơn. Định giá 40000 đồng/cổ phiếu