Cổ phiếu quốc dân HPG vừa thông báo kết quả kinh doanh quý 4 với doanh thu 26.000 tỷ và lỗ 2000 tỷ. Vậy là HPG đã có quý thứ 2 lỗ liên tiếp.
- Giá ngày 19/01/2023: 21.150 đ
- EPS 4 quý: 1.300 đ
- P/E: 16,3 lần
Thật khó có thể tin được một cổ phiếu đang lỗ liên tiếp lại có mức P/e 16 lần. Tương đương lợi nhuận ở mức 6%/năm trong bối cảnh lãi suất ngân hàng đang là 10%/năm. Vậy thì cái gì đang giữ cho thị giá HPG ở mức 21,150đ/cổ phiếu?
Sở dĩ HPG được gọi là cổ phiếu quốc dân vì khả năng tăng phi mã trong giai đoạn tiền rẻ Covid, vừa đưa vào nhà máy thép công suất khủng, giá thép tăng phi mã do rối loạn chuỗi cung ứng. Lợi nhuận của HPG năm 2021 tăng vọt lên 34.000 tỷ, tuy nhiên ở thời điểm trước dịch covid, lợi nhuận HPG chỉ giao động quanh 10.000 – 12.000 tỷ. Trong tương lai liệu có cơ hội nào để HPG quay lại đỉnh lợi nhuận không? E là rất khó
Vỹ mô
Mục lục bài viết
Tình hình kinh tế trong vài năm tới là sự khởi động lại chậm chạp của thị trường, các doanh nghiệp phải gồng gánh các khoản nợ trong khi chờ lãi suất giảm. Thị trường bất động sản sẽ mất khoảng 3 – 4 năm để hồi phục trở lại và mất 5 – 7 năm để sôi động được như giai đoạn 2019 – 2021. Nhu cầu tiêu dùng của người dân cũng sẽ thắt chặt trong 2 năm tiếp theo do lãi suất vẫn còn trong quá trình hạ nhiệt. Như vậy rất khó để ngành thép có sự bùng nổ trở lại trong thời gian ngắn sắp tới.
Nợ vay
Nợ vay tài chính 65.000 tỷ, trong đó nợ ngắn hạn 52,8 ngàn tỷ, đối ứng bằng 30.000 tỷ tiền + chứng khoán kinh doanh và 43.000 tỷ tồn kho. Tồn kho thép là loại tài sản tương đối dễ thanh khoản nên nợ vay của HPG không đáng ngại.
Tuy nhiên, áp lực trả nợ ngắn hạn buộc Hòa Phát phải bán hàng tồn kho với giá rẻ hơn. Đây cũng là lý do chính khiến Hòa Phát thua lỗ 2 quý vừa rồi.
Cơ hội và thách thức
HPG đang nâng công suất Dung Quất 1 từ 4 lên 6 triệu tấn/năm và xây dựng Dung Quất 2 5,6 triệu tấn/năm. Dung Quất 1 chuẩn bị hoàn thành nâng cấp và Dung Quất 2 hoạt động năm 2024 sẽ nâng tổng công suất lên 11,6 triệu tấn/năm. Điều này giúp Hòa Phát có năng lực sản xuất vô cùng lớn vào năm 2024.
Tuy nhiên điều này mang đến thách thức không nhỏ đó là chi phí vận hành và đầu ra cho 11,6 triệu tấn thép mỗi năm. Trong bối cảnh kinh tế thế giới đang chật vật hồi phục thì nhu cầu thép trong 2 năm tới rất khó có triển vọng. Chưa kể đến các đối thủ cạnh tranh mới xuất hiện, thị hiếu thay đổi hay tình hình chính trị cực đoan có thể làm ảnh hưởng đến nhu cầu thép.
Định giá
Với kết quả khá tệ liên tiếp trong 2 quý vừa rồi, tình hình lãi suất khả năng vẫn duy trì ở mức cao trong 2 quý tiếp theo sẽ khiến kết quả kinh doanh của HPG khả năng sẽ không có nhiều khởi sắc.
Giả sử thị trường thép quay lại ổn định, không có sự đột biến về giá, HPG có lãi trở lại trong năm 2023 đạt mức thông thường là 10.000 – 12.000 tỷ thì EPS tương đương 2.100. Mức định giá khoảng 20.000 – 22.000 là có thể chấp nhận.
Giả sử HPG tiếp tục khó khăn và các quý tiếp theo lỗ thì mức hỗ trợ P/B = 1 sẽ là yếu tố chủ chốt trong định giá. Mức giá 15.000 là hợp lý.
Như vậy định giá của HPG giao động trong khoảng 15.000 – 20.000 là hợp lý